Skip to main content

GIẢI THỂ CÔNG TY

Điều kiện giải thể công ty

  • Theo Luật Doanh nghiệp 2020, doanh nghiệp có thể giải thể trong các trường hợp sau:

– Giải thể tự nguyện: Theo quyết định của chủ doanh nghiệp hoặc khi doanh nghiệp không có quyết định gia hạn thời hạn hoạt động đã ghi trong điều lệ.

– Giải thể bắt buộc: Nếu công ty không còn đủ số lượng thành viên tối thiểu trong 6 tháng liên tục hoặc bị thu hồi GPKD.

  • Dù doanh nghiệp giải thể tự nguyện hay bắt buộc, thì thủ tục giải thể vẫn phải đảm bảo thời gian thực hiện theo quy định.

Chi phí giải thể công ty

  • Tùy vào việc doanh nghiệp giải thể đã phát sinh hay chưa phát sinh hóa đơn, doanh thu mà chi phí giải thể công ty sẽ khác nhau, trọn gói chỉ từ 3.000.000 đồng

Thời gian triển khai

  • Thời gian:25 ngày để Sunny thực hiện thủ tục giải thể công ty
  • Thời gian trung bình cho thủ tục giải thể công ty là từ 20 – 25 ngày, cụ thể:

– Từ 5 – 7 ngày làm việc, nộp hồ sơ thông báo giải thể công ty cho Sở KH&ĐT;

– Từ 7 – 10 ngày làm việc, hoàn thành thủ tục chốt nợ tại cơ quan thuế;

-Từ 7 – 10 ngày làm việc, nộp hồ sơ giải thể và trả giấy phép kinh doanh tại Sở KH&ĐT

  • Lưu ý: Trên thực tế, căn cứ vào hồ sơ của từng doanh nghiệp mà thời gian hoàn thành thủ tục giải thể công ty có thể kéo dài trên 30 ngày.

Hồ sơ, chứng từ Khách hàng cần cung cấp

  • Danh sách người lao động;
  • Bản chính giấy phép kinh doanh và con dấu;
  • Các chứng từ, biên lai, báo cáo Thuế, Báo cáo tài chính, Sổ sách kế toán trong trường hợp Quản lý Thuế yêu cầu;
  • Ngoài các thông tin trên, tùy theo từng trường hợp cụ thể, bạn cung cấp bổ sung cho Sunny các giấy tờ sau (nếu có): công văn xác nhận không nợ thuế; công văn xác nhận không nợ BHXH; công văn xác nhận không nợ Tổng cục Hải Quan (nếu có đăng ký xuất nhập khẩu); phương án xử lý các khoản nợ khác.

Nhiệm vụ của Sunny

  • Tư vấn miễn phí các quy định pháp lý trước khi thực hiện thủ tục giải thể;
  • Soạn quyết định giải thể công ty và tất cả giấy tờ liên quan đến việc giải thể;
  • Soạn chi tiết danh sách các khoản nợ (bao gồm thông tin chủ nợ, khoản nợ đã thanh toán/chưa thanh toán, nợ thuế, nợ BHXH…);  
  • Đại diện doanh nghiệp nộp hồ sơ và nhận kết quả tại Sở KH&ĐT;
  • Thực hiện thủ tục hủy con dấu tại cơ quan công an;
  • Thực hiện thủ tục khóa mã số thuế và các nghĩa vụ thuế khác tại cơ quan thuế;
  • Làm thủ tục thông báo công bố giải thể doanh nghiệp trên Cổng thông tin quốc gia;
  • Đại diện doanh nghiệp hoàn thành các nghĩa vụ tài chính khác với cơ quan nhà nước;
  • Bàn giao kết quả cuối cùng về giải thể công ty tận nơi.

Giải đáp thắc mắc về giải

1. Công ty TNHH một thành viên X đã thông qua quyết định giải thể nhưng chưa thanh toán hết các khoản nợ thì có được giải thể không?

  • Theo quy định tại Khoản 2 Điều 201 Luật Doanh nghiệp thì doanh nghiệp chỉ được giải thể khi bảo đảm thanh toán hết các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác”

2. Công ty tôi đang tiến hành thủ tục giải thể doanh nghiệp. Tôi xin hỏi các khoản nợ mà công ty tôi có nghĩa vụ phải thanh toán sẽ thực hiện theo thứ tự ưu tiên như thế nào?

  • Theo quy định tại Khoản 5 Điều 202 Luật Doanh nghiệp, khi giải thể doanh nghiệp thì các khoản nợ của doanh nghiệp được thanh toán theo thứ tự sau đây:

– Các khoản nợ lương, trợ cấp thôi việc, bảo hiểm xã hội theo quy định của pháp luật và các quyền lợi khác của người lao động theo thỏa ước lao động tập thể và hợp đồng lao động đã ký kết;

– Nợ thuế;

– Các khoản nợ khác.

  • Sau khi đã thanh toán hết các khoản nợ và chi phí giải thể doanh nghiệp, phần còn lại thuộc về chủ doanh nghiệp tư nhân, các thành viên, cổ đông hoặc chủ sở hữu công ty.

3. Theo Luật Doanh nghiệp, doanh nghiệp, người quản lý doanh nghiệp bị cấm thực hiện các hoạt động gì kể từ khi có quyết định giải thể?

  • Theo quy định tại Khoản 1 Điều 205 Luật Doanh nghiệp thì kể từ khi có quyết định giải thể doanh nghiệp, nghiêm cấm doanh nghiệp, người quản lý doanh nghiệp thực hiện các hoạt động sau đây:

– Cất giấu, tẩu tán tài sản;

– Từ bỏ hoặc giảm bớt quyền đòi nợ;

– Chuyển các khoản nợ không có bảo đảm thành các khoản nợ có bảo đảm bằng tài sản của doanh nghiệp;

– Ký kết hợp đồng mới trừ trường hợp để thực hiện giải thể doanh nghiệp;

– Cầm cố, thế chấp, tặng cho, cho thuê tài sản;

– Chấm dứt thực hiện hợp đồng đã có hiệu lực;

– Huy động vốn dưới mọi hình thức.

4. Không làm thủ tục giải thể doanh nghiệp có được không?

  • Đối với trường hợp giải thể bắt buộc, nếu không thực hiện thủ tục giải thể, doanh nghiệp sẽ bị phạt vi phạm hành chính (nếu không có dấu hiệu trốn thuế) hoặc bị xử lý hình sự (nếu có dấu hiệu trốn thuế).

5. Có thể tra cứu doanh nghiệp giải thể không?

  • Bạn có thể tra cứu doanh nghiệp giải thể tại Cổng thông tin đăng ký doanh nghiệp, nếu doanh nghiệp giải thể sẽ hiển thị tình trạng “đã giải thể”.
Tác giả Kế toán Sunny

Chào mừng bạn đến với Sunny - Nơi định nghĩa sự chuyên nghiệp và tận tâm trong lĩnh vực kế toán. Chúng tôi tự hào là một trong những công ty hàng đầu trong ngành kế toán, tập trung vào việc mang đến giải pháp tài chính độc đáo và chất lượng cao cho các doanh nghiệp và cá nhân trên khắp nơi.